Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
ESKY ĐÃ DỌN SANG NHÀ MỚI TẠI ĐỊA CHỈ WWW.ESKY.TK , TRANG ESKY.FREEFORUM.ME.UK NAY THÀNH VIỆN BẢO TÀNG, TRÂN TRỌNG KÍNH BÁO

2 posters

    Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại

    Peterpan
    Peterpan
    Esky express
    Esky  express


    Nam
    Tổng số bài gửi : 492
    Age : 37
    Đến từ : Neverland - Xứ sở của những đứa trẻ không bao giờ lớn
    Tâm Trạng : Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại Sleepy
    Tầm quan trọng : 4
    Điểm tích cực : 6057
    Registration date : 12/10/2008

    Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại Empty Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại

    Bài gửi by Peterpan Wed Jul 22, 2009 7:28 am

    Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại 3744749960_a10360942f_o

    Đã đến thời điểm cho một sự thoát thân và thay đổi

    Sự thay đổi ở đây không ám chỉ đến một cuộc chính biến hoặc cách mạng để thay đổi một thể chế đơn thuần. Rộng hơn thế nhiều, đây là sự kêu gọi giải phóng khỏi những tư tưởng và giá trị văn hóa Châu Âu khỏi Châu Á và quay lại tìm kiềm và xác lập mô hình kinh tế mới cho Châu Á dựa trên chính những giá trị văn hóa và tôn giáo của khu vực này.

    Sự thoát thai này không có chỉ bó hẹp là sự chuyển hóa đơn thuần giữa hai hình thái kinh tế xã hội TBCN và XHCN. Trên thực tế, hai hình thái kinh tế TBCN và XHCN chỉ là một và sự khác nhau nằm ở việc nhấn mạnh vào vai trò của nhà nước hay của thị trường, từ đó quyết định hình thái sở hữu đối với ba yếu tố quan trọng là lao động, vốn, đất đai (gân đây thêm yếu tố thức tư là kiến thức).

    Nói rộng hơn, cả hai hình thái này cũng là sản phẩm của nền văn minh Châu Âu, kể cả Mác và Lê Nin cũng xuất phát từ khu vực văn hóa này. Cả hai hình thái phát triển xã hội này đều thiếu vắng bóng dáng của những giá trị văn hóa, chính trị, và tôn giáo đặc trưng của Châu Á khi được áp dụng vào châu lục này.

    Khi các đoàn quân viễn chinh từ Châu Âu tràn qua Châu Á, những giá trị văn hóa và tôn giáo Châu Âu cũng được thâm nhập vào Châu Á. Làn sóng toàn cầu hóa của những thế kỷ 16 đến 19 tràn sang từ Châu Âu với sức mạnh quân sự đi trước, kèm theo sự áp đặt tôn giáo và kinh tế đã dần tạo ra những mảnh đất để phát triển các hình thái kinh tế xã hội Châu Âu ngay trong lòng Châu Á. Qua nhiều thế hệ, sự đan xen của hai khối giá trị này mạnh mẽ đến mức người ta khó có thể tách rời chúng ra một cách rạch ròi và chỉ rõ sự khác nhau giữa chúng, thậm chí ở một số nước CÁ, các giá trị phương tây đã hoàn toàn thay thế các giá trị truyền thống từ nhiều đời và được thế hệ hiện tại chấp nhận và coi như đó là các giá trị gốc rễ. Thật trớ trêu. Thế nhưng đó là sự thật.

    Ngay cả trong phong trào giải phóng thuộc địa, người Châu Á cũng lại vay mượn chính các ý tưởng của Châu Âu để tự giải phóng mình. Nền tảng lý luận về những bất cập của CNTB do Mác vạch. Bản thân Mác sinh ra và lớn lên trong cái nôi tư tưởng của văn hóa Anglo Xắc Xông. Lê Nin – cha để của chuyên chính vô sản để lập lại cơ cấu chính trị kinh tế xã hội được áp dụng rộng rãi ở Châu Á – cũng sinh ra và lớn lên trong cái nôi văn hóa Châu Âu. Người Châu Á copy lại gần như 100% những mô hình nói trên của Châu Âu để tự giái phóng mình. Thời đại hậu thuộc địa hóa ở Châu Á tồn tại hai mô hình TBCN và XHCN và hai mô hình này đều là các sản phẩm các tư tưởng đối lập của Châu Âu và hoàn toàn không phản ảnh được những giá trị văn hóa và tôn giáo lớn lao của Châu Á.

    Nhân vật vĩ đại nhất CÁ áp dụng các giá trị CÁ để giải phóng chính dân tộc mình là Mahatma Gandhi. Bất chấp những ảnh hưởng của văn hóa Anh trong thời gian Ông học tại Luân đôn, Ông vẫn giữ nguyên những giá trị tôn giáo Hindu của mình. Tư tưởng đấu tranh phi bạo lực do Ông khởi xướng bắt nguồn từ các giá trị tinh thần của Đạo Hidu. Cho dù nhiều nhà nghiên cứu khẳng định tư tưởng phi bạo lực của Ghandi là bắt nguồn từ Đạo Thiên Chúa và Châu Âu, một điều không thể phủ nhận rằng vào thời điểm Ấn Độ giải phóng khỏi ách thống trị của Anh, nhiều nước ở Châu Á, kể cả Việt Nam đã chọn giải pháp cách mạng quân sự để giải phóng – hay đấu tranh giai cấp, một tư tưởng thay đổi xã hội có tính bạo lực xuất phát từ chính Châu Âu vào thời điểm đó. Do vậy, thời điểm đó ở Châu Âu chỉ tồn tại các tư tưởng thay đổi xã hội có tính bạo lực, nên không thể nói Ghandi copy ý tưởng đấu tranh phi bạo lực từ Châu Âu. Hơn thế nữa, một trong các nguyên tắc cơ bản của Đạo Hindu và về sau được Đạo Phật phát triển đó là giải quyết các mâu thuẫn trên cơ sở phi bạo lực và giải quyết chúng với chính bản thân mình trước "Hãy thay đổi xã hội theo cách bạn muốn thay đổi chính mình". Có ai muốn dùng bạo lực để thay đổi mình không?

    Hình thái đấu tranh phi bạo lực xuất phát từ các giá trị của Đạo Hindu hay Đạo Phật tại Châu Á được Đà la Lạt Ma tiếp tục áp dụng trong việc đòi tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc. Thế nhưng, chính phương Tây lại muốn thế hệ trẻ của Tây Tạng áp dụng các biện pháp đấu tranh bạo lực mạnh hơn để giải phóng Tây Tạng. Hậu quả là sự đàn áp đẫm máu của Trung Quốc với người biểu tình.

    Như vậy, trong vòng hơn năm thế kỷ và cho đến tận bây giờ, Châu Á vẫn loanh quanh trong cái khuôn khổ giá trị Châu Âu, và lại dùng chính các giá trị đối lập của Châu Âu để tự giải phóng mình và những tưởng đã tạo ra một sự độc lập thực sự. Nhưng thực chất, sự độc lập này chỉ có tính tương đối và chỉ là sự chuyển hóa từ sự phụ thuộc vào một ý thức hệ này của Châu Âu sang ý thức hệ khác của Châu Âu.

    Một điểm rất đáng buồn là hàng triệu sinh viên Châu Á thực ra hiện nay đang tiếp tục cóp nhặt một cách máy móc hầu hết các mô hình kinh tế phát triển, cho đến các khái niệm dân chủ nhân quyền của cái được gọi là nôi văn minh của nhân loại – Châu Âu. Những xung đột ý thức hệ giữa hai thể chế TBCN và XHCN kéo dài đến tận bây giờ cũng hoàn toàn dựa trên sự copy lại các ý tưởng của Châu Âu.

    Cuộc khủng hoảng hiện nay chính là thời điểm để Châu Á thoát ra khỏi các giá trị của Châu Âu sau hơn 5 thế kỷ bị chìm đắm vào trong những giá trị này. Thực ra, ngay chính Châu Âu cũng đang bắt đầu nhìn vào Châu Á để tìm hiểu và từ đó dò tìm một mô hình mới cho phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế, sự phôi thai của một mô hình kinh tế cho thế kỷ 21 đã bắt đầu ở Châu Á từ thập niên 1970. Đó là hình thái kinh tế xã hội của Bhutan, một đất nước Phật giáo 100%. Bhutan là nước đầu tiên trên thế giới phản đối khái niệm Gross National Product (GNP) và đưa ra khái niệm Gross National Happiness (GNH). Khái niệm GNH hoàn toàn dựa trên khái niệm hạnh phúc trong Đạo Phật. Theo khái niệm này, tăng trưởng kinh tế không quan trọng. Cái quan trọng nhất là mỗi một cá nhân phải tự tìm được hanh phúc và hài lòng với chính bản thân mình. Một người nghèo biết hài lòng thì sẽ giàu hơn một người giàu nhưng luôn cho là mình thiếu.

    Những kinh tế gia lỗi lạc trên thế giới đã cười vào ý tưởng GNH của Bhutan. Trên thực tế, nếu căn cứ trên GDP, Bhutan là nước nghèo nhất thế giới. Nhưng lại nằm trong top 18 nước và dân số khi được khảo sát cho rằng mình happy nhất. Cho đến nay, người ta đã nhận ra những giá trị rất riêng của mô hình kinh tế phát triển của Bhutan. Một đất nước có GDP thấp nhất thế giới, nhưng mật độ rừng nguyên thủy bảo phủ cao nhất thế giới, chiếm hơn 70% diện tích toàn quốc – rừng nguyên thủy theo đúng nghĩa của nó. Một đất nước mà khi đem nước suối đi xét nghiệm trong vắt và bảo đảm độ tinh khiết hơn cả lavie. Một đất nước pollution-free, toxic-free, stress-free, crime-free, drug-free, major epidemic-free……Đó có phải là thiên đàng không? Có ai muốn đánh đổi một đất nước như vậy lấy với một đất nước mà thu nhập cao ngất ngưởng nhưng tràn đầy tội phạm, stress, ô nhiễm, ma túy, súng đạn bán đầy đường…..Điều trớ trêu thay cho toàn nhân loại là chính chúng ta đang hướng tới và phấn đấu tới chính cái đất nước mà chúng ta tưởng rằng chúng ta không bao giờ muốn có.

    Hàng trăm học giả đang dồn đến Bhutan để cóp nhặt mô hình này, để nghiên cứu nó và phát triển nó ra. Với Việt Nam, chúng ta có cùng giá trị với Bhutan, đó là Đạo Phật. Tại sao chúng ta cứ chạy theo các giá trị và mô hình Châu Âu, trong khi một mô hình kinh tế xã hội hết sức nhân bản và nhân văn đang tồn tại ngay bên cạnh chúng ta thì lại không ai học tập hay chí ít là ngó đến tìm hiểu một chút.

    Thực ra, có rất nhiều quan chức đã nói ôi cái thằng Bhutan, nghèo xác xơ và buồn như trấu cắn thì có gì mà phải học. Có lẽ cái đã ăn sâu vào thành tiềm thức và khái niệm giầu nghèo của chúng ta là hoàn toàn những khái niệm vật chất bên ngoài. Khái niệm giàu có này gắn liền với các phương tiện để tồn tại như nhà cửa, xe cộ, đồ ăn, thức uống, tình dục, địa vị, quyền lực, sức mạnh, vẻ đẹp, ánh sáng…Khái niệm giàu nghèo này nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh. Để đạt được những cái đó, cần có tăng trưởng kinh tế, để có tăng trưởng, cần có đầu tư, để có đầu tư, cần mở cửa với vốn và lao động bên ngoài, để hội nhập…..cái guồng quay đó là bất tận và chỉ cần sờ nhẹ vào bất cứ ai, cái băng ghi âm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế với sự phồn thịnh sẽ lập tức bật ra tuôn trào.

    Nguồn: http://lamgiauvn.net/showthread.php?t=218&page=2


    Được sửa bởi Peterpan ngày Wed Jul 22, 2009 1:02 pm; sửa lần 2.
    Peterpan
    Peterpan
    Esky express
    Esky  express


    Nam
    Tổng số bài gửi : 492
    Age : 37
    Đến từ : Neverland - Xứ sở của những đứa trẻ không bao giờ lớn
    Tâm Trạng : Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại Sleepy
    Tầm quan trọng : 4
    Điểm tích cực : 6057
    Registration date : 12/10/2008

    Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại Empty Re: Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại

    Bài gửi by Peterpan Wed Jul 22, 2009 7:29 am

    Ngược với khái niệm tồn tại gắn vào phương tiện tồn tại, Đạo Phật dạy người ta tìm sự tồn tại trong chính sự tồn tại. Từ chỗ xác định sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại, con người sẽ chỉ ăn để đủ chứ không ăn để hưởng thụ, sẽ mặc vừa phải chứ không mặc đến mức không biết để quần áo đâu cho hết......Một xã hội mà con người chỉ ăn tiêu vừa đủ sẽ hạn chế tăng trưởng, để từ đó hạn chế tàn phá, hạn chế sát sinh. Xin nêu một con số đơn giản, với một xã hội nhấn mạnh phương tiện để tồn tại, một năm một cá nhân thải ra 11 tấn CO2, tiêu thụ 3 đến 4 tạ thịt. Mỗi một kg thịt động vật trong nuôi công nghiệp sẽ cần 1000 lit nước trong một tuần, và cần 100 mét vuông đất chăn nuôi. Như vậy hàng triệu tấn thịt một năm cho xã hội tiêu thụ sẽ ngốn hàng triệu lít nước sạch và hàng triệu hecta đất canh tác. Nếu con người chuyển sang chỉ ăn vừa đủ, tiêu thụ vửa đủ, mỗi người sẽ chỉ thải ra 0,3 tấn CO2 mỗi năm. Và nếu người ta chuyển sang ăn chay, hàng triệu lít nước sạch sẽ được tiết kiệm và hàng ngàn hecta đất canh tác sẽ được đưa vào trồng trọt để cứu hàng triệu người thiếu lương thực. Khỏi phải nói đất nước nào chú trọng nhiều nhất đến các phương tiện tồn tại và ăn thịt nhiều nhất.Con người phải biết hài lòng với chính những gì mình có.

    Những lúc con người thiền định chính là lúc mà con người tồn tại vì thể xác và tâm hồn tan ra và nhập vào thiên nhiên để tồn tại cùng thiên nhiên. Chính những lúc thiền định là lúc con người đi vào bên trong của chính mình để hiểu mình hơn và thấy sự tồn tại quý hơn phương tiện để tồn tại. Cũng chính Đạo Phật cũng dạy con người phải tôn trọng sư tồn tại của các sinh động vật khác vì chúng chính là hiện thân của nhiều kiếp khác sau khi được đầu thai. Tất cả những tư tưởng này sẽ dẫn đến nền kinh tế không dựa trên sự tiêu thụ và dựa trên sự đáp ứng ở mức tối thiểu sự tồn tại của con người có sự tôn trọng sự tồn tại của các sinh động vật khác. Chúng ta còn tìm kiếm ở đâu xa những mô hình tăng trưởng xanh và bền vững theo kiểu phuơng tây nữa. Tất cả chúng đã thể hiện đầy tính nhân văn trong Phật giáo rồi.


    Tiếc thay, toàn bộ xã hội ta và các xã hội khác ở Châu Á đang dựa trên các khái niệm giàu nghèo chú trọng vào phương tiện tồn tại. Những gì đang xảy ra ở Bhutan vẫn xa lắc xa lơ như ở một thế giới khác nếu chúng ta nhìn nó qua lăng kính của xã hội tiêu thụ. Trên thực tế, một mô hình phát triển kinh tế xã hội mới cho thể kỷ 21 đã có và không phải đi tìm đâu xa, đó chính là Bhutan với các giá trị đặc sắc Châu Á và Đạo Phật.

    Nhưng chúng ta không có con người để xây dựng xã hội đó. Gần như tuyệt đại đa số chúng ta được sinh ra và nuôi dưỡng để xây dựng hoặc CNXH hoặc TBCN hoặc cái gì đó ở giữa. Nhưng nói tóm lại chỉ là sự xào nấu lại của toàn bộ các khái niệm thị trường, vốn, lao động, đất đai, thông tin, sở hữu v.v……Có thể một số trong chúng ta nhận ra sự cần thiết, hoặc cấp thiết, chối bỏ toàn bộ các mô hình này hay đúng hơn là lật đổ toàn bộ các mô hình mang hoàn toàn các giá trị Châu Âu này, để thay vào đó là mô hình có tính nhân văn hơn của Châu Á như đã nói ở trên.

    Thế nhưng, cái số ít ỏi đó trong chúng ta sẽ bất lực vì đại đa số từ giới trí thức đến người dân đề đã thấm đẫm những tư tưởng thị trường hoàn toàn theo kiểu Châu Âu. Và trong những thập kỷ tới, chúng ta đã và sẽ tiếp nhận hàng nghìn nếu không nói là hàng vạn những thanh niên ưu tú được đào tạo một cách cẩn thận ở các cái lò văn hóa Âu Mỹ về để tiếp tục áp dụng và khuyếch trương cho các giá trị Châu Âu. Trong khi chúng ta lo lắng và làm ầm ĩ về sự xâm lăng của Trung Quốc, thì lại im lặng và làm nô lệ tình nguyện cho các giá trị của Châu Âu. Có lẽ cuộc đời nô lệ của chúng ta là vô tận, hoặc cho Trung Quốc hoặc cho Châu Âu (cả Đông lẫn Tây). Cái vỏ dưa Trung Quốc và vỏ dừa Châu Âu sẽ tiếp tục đè bẹp dân tộc Việt Nam nếu mỗi cá nhân chúng ta không tìm cách thoát khỏi chính nó.

    Đạo Phật sẽ chính là cái nôi để đào tạo và nuôi dưỡng những tinh hoa Châu Á nói chúng và của Việt Nam nói riêng. Về lâu dài, chính Phật giáo sẽ là mảnh đất để từ đó có thể giải phóng sự nô lệ tư tưởng của chúng ta vào các giá trị Châu Âu đã bám rễ hàng trăm năm ở Châu Á



    Nguồn: http://lamgiauvn.net/showthread.php?t=218&page=2
    Baloo
    Baloo
    Thị trưởng ESKY
    Thị trưởng ESKY


    Nữ
    Tổng số bài gửi : 10
    Age : 36
    Tầm quan trọng : 0
    Điểm tích cực : 5457
    Registration date : 15/06/2009

    Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại Empty Re: Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại

    Bài gửi by Baloo Thu Jul 23, 2009 10:59 pm

    đứng núi này trông núi nọ! âu hay á đều thế cả, cũng là người thôi mà, nhỉ?

    Sponsored content


    Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại Empty Re: Sự tồn tại quý hơn phương tiện tồn tại

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: Tue May 14, 2024 6:40 pm